Ngày 12 tháng 1, Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Y học Thể dục Thể thao Thành phố tổ chức lớp đào tạo liên tục với chủ đề “Nghiệm pháp tim mạch hô hấp gắng sức (Cardio Pulmonary Exercsie-CPET) và Y học thể thao.”

Ngày 11 tháng 1, Hội thảo tổng kết dự án NCGM được Công ty TNHH Takeda Việt Nam tổ chức.

Ngày 4 tháng 1, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh và Đoàn công tác của Hội đến thăm PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA.

Ngày 2 tháng 1, Bệnh viện Bình Dân tổ chức sinh hoạt khoa học. PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Liên chi Hội Hen Dị ứng Miễn dịch Lâm Sàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự.

Trong khuôn khổ hội nghị khoa học thường niên năm 2024 của Hội Y học Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đề “Cập nhật trong điều trị bệnh lý gan mật và hô hấp”, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Liên Chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch Lâm sàng Thành phố chủ tọa.

Sáng ngày 20 tháng 12, tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học với chủ đề “Vảy nến, phù mạch di truyền từ thực tế lâm sàng” được tổ chức.

PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm và TS.BS Phạm Lê Duy trao đổi với đại biểu

PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TS.BS Phạm Lê Duy, Bộ môn Sinh lý-Sinh lý bệnh-Miễn dịch Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Ths.BS Trần Thiên Tài, Trưởng đơn vị Dị ứng-Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố và các bác sĩ đã tham dự hội thảo.

 

PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm trình bày

Tại hội thảo, các bác sĩ được nghe ba chuyên đề: “Vảy nến cập nhật chẩn đoán, điều trị và vai trò của thuốc sinh học trong vảy nến” của PGS.TS.BS Hoàng Thị Lâm, “Vai trò của dưỡng ẩm trong các bệnh lý da” của TS.BS Phạm Lê Duy và “Phù mạch di truyền-thực tế qua các ca lâm sàng được chẩn đoán tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh” của Ths.BS Trần Thiên Tài.

Vai trò của dưỡng ẩm trong các bệnh lý da

Chia sẻ chuyên đề, TS.BS Phạm Lê Duy cho biết có hai mục tiêu chính: phân tích vai trò dưỡng ẩm trong điều trị và phòng ngừa viêm da cơ địa và phân tích một số lưu ý khi lựa chọn dưỡng ẩm trong điều trị viêm da cơ địa.

Kết luận chuyên đề, BS Duy cho biết, có 3 vấn đề chính:

  1. Hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa có thể làm giảm số đợt bùng phát, kéo dài thời gian bùng phát và giảm độ nặng của bệnh khi phối hợp với việc bôi thuốc kháng viêm.
  2. Ngăn ngừa sự hình thành viêm da cơ địa, bằng chứng không thống nhất, chưa đủ kết luận.
  3. Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm tránh các yếu tố làm tăng thêm tổn thương da và mẫn cảm thức ăn.

TS.BS Phạm Lê Duy chia sẻ


Phù mạch di truyền-thực tế qua các ca lâm sàng được chẩn đoán tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trình bày chuyên đề này, BS Trần Thiên Tài cho biết có hai vấn đề chính: Tổng quan về phù mạch di truyền và Phù mạch di truyền qua các ca lâm sàng.

Định nghĩa phù mạch di truyền

Phù mạch di truyền đặc trưng bởi tình trạng tăng tính thấm thành mạch cục bộ gây ra sưng phù tổ chức da, dưới da hoặc niêm mạc. Có thể chỉ biểu hiện phù mạch hoặc phù mạch kèm mày đay.

Phù mạch dị ứng thường không kéo dài, thường có sang thương mày đay và đáp ứng điều trị với thuốc kháng histamin.

Phù mạch không có sang thương mày đay thường không đáp ứng với thuốc kháng histamin và qua trung gian brandykinin, chia làm hai loại: di truyền (HAE) và mắc phải (AAE).

Như vậy, Phù mạch di truyền là một bệnh lý đặc trưng bởi sự thiếu hụt về lượng hoặc chất lượng bổ thể chất ức chế C1, biểu hiện bằng các đợt tái đi tái lại, không lường trước về mức độ nghiêm trọng và vị trí phù mạch. Bệnh nhân có thể phù trên mặt, tay, chân, niêm mạc đường tiêu hóa gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu bị phù thanh quản, nguy cơ tử vong cao.

Sau ba chuyên đề trên, hội thảo vào phần thảo luận và kết thúc. Hội thảo nhận được sự tham dự của 24 bác sĩ theo hình thức trực tuyến. Hội thảo được sự tài trợ của công ty TNHH Takeda.

Tin và ảnh: Trần Thanh Lộc

Chiều ngày 18 tháng 12, Hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật hen phế quản” được Bệnh viện Phổi Đồng Tháp tổ chức.

Ngày 7 tháng 12, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân lần thứ 19.

Ngày 5 tháng 12, Phòng khám Đa khoa CHAC tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chủ đề “Kinh tế y tế trong điều trị COPD.”

Sáng ngày 24 tháng 11, Hội thảo khoa học với chủ đề “Ngày mạng lưới quản lý hen và COPD” được Liên Chi hội Hen Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.